VỊ LAI PHÁP

{{app.isOpen() && app.isMobile() ? 'close':'menu'}}
search
share

{{group.groupName}}

  • {{item.name}}
{{bookPage.isOpen() && bookPage.isMobile() ? 'close':'format_list_bulleted'}}
Kinh sách - Huyền Môn Lược Ký (Quyển 2)
print share close
  • {{item.pageName}}

* Chúa Ngọc Nương Nương hiện hình:

Một đêm vào tháng 7/2005, điện cúp đột ngột! Nhà tôi lúc đó có ba cô cháu: tôi cùng cháu Minh và Tuyết (học trò nhân điện). Chúng tôi thắp cây đèn dầu ngoài miếu thờ Mẹ…

Tuyết bảo: “Để con ra thắp hương Mẹ rồi con về!”, vừa ra, Tuyết chạy vào ngồi sụp xuống chân tôi, nói không ra hơi: “Có ma cô ơi, ma ở ngoài miếu, ma nhập vào tượng Mẹ nhìn con cười đàng hoàng!”. Tôi nạt: “Nói bậy không, ma quỷ nào dám nhập vào tượng Mẹ!”. Cháu Minh nghe vậy chạy ra rồi cũng trở vào mặt mày xanh lét: “Đúng là người thật mà cô, thấy con tới cũng nở nụ cười”. Cô cháu tôi “lò dò” đi ra… Đúng là tượng Mẹ hóa thành người thật, chớp mắt và nở nụ cười với chúng tôi. Trời ạ! Khuôn mặt Mẹ Diêu Trì rộng lớn phương phi, hai mắt dài có đuôi, người tôi thấy mặt trái xoan nhỏ nhắn, mắt hai mí tròn xoe, nhìn thấy chúng tôi mỉm miệng cười chào!

Tôi chạy vào nhà, thắp hai cây nến to mang ra: “Chắc do cây đèn dầu ánh sáng yếu nên mình tưởng tượng ra thế!”. Khi ánh nến sáng rực soi vào, pho tượng cũng nhếch miệng cười chào như cũ, cả ba cô cháu đều sợ run… Vừa lúc ấy điện có, tôi nói hùng hồn: “Điện sáng, hết ảo giác rồi, còn sao được, ra coi!”. Vẫn là người nhập vào tượng Mẹ cười cùng chúng tôi như cũ…

Tôi vào nhà thắp hương xin Mẹ Diêu Trì, xãy thấy ngoài miếu bước vô một người tự xưng danh là Chúa Ngọc Nương Nương (Người đời hay thờ trong nhà, gọi là “Mẹ Sanh Mẹ Độ”), Người bảo mình có dịp đi qua, rẽ vào thăm cô cháu!

Nghe vậy tôi kính cẩn: “Con chào Mẹ”. Người ấy nói: “Chúa Ngọc là nữ cô, con gái của Mẹ Diêu Trì. Chúa Ngọc xin chào Lục Nương!”. Người giải thích với tôi rằng: tôi có một phần Linh căn bên Địa Mẫu, là người vợ phẩm thứ sáu của Ngọc Đế, phẩm danh là “Lục Nương”. Người cho biết: Ngọc Đế có một Hoàng Hậu, phẩm danh là Thiên Hậu Nương Nương, cùng với chín Ai phi, phẩm tước xếp từ thấp đến cao! Người có tài điều binh khiển tướng toàn cõi là “Cửu phẩm Lệnh Bà”, còn gọi là “Diêu Trì Địa Mẫu Chơn Thiên”.

Nói thế thôi, Chúa Ngọc người chào chúng tôi rồi đi!

 

* Chúa sứ Nguyên Nhung.

Rằm tháng 8/2006 (ngày Vía bà Cửu Thiên), chị em chúng tôi nấu bốn mâm cơm chay cúng Mẹ!

Vừa thắp hương xong, Vía tôi thấy một người bước vào ngồi xuống ghế, người ấy xưng: “Ta là Diêu Trì Địa Mẫu”, tôi nhìn kỹ, hóa ra không phải Mẹ, một người mặc đồ võ tướng, người nhỏ nhắn, đeo bao tay màu đen, chân mang giày cao ống của Tướng võ, cân đai mũ miện đường hoàng!

Tôi bực mình nạt: “Đừng có lừa tôi! Mẹ Diêu Trì nào mặc đồ võ, giọng nói cũng không phải của Mẹ! Cho biết người là ai, nếu không đừng trách sao tôi xúc phạm à nghe!”. Người ấy cười xòa, cung tay vái tôi một cái rồi nói: “Tôi là Chúa Sứ Nguyên Nhung, ái nữ của Diêu Trì Kim Mẫu. Chúa sứ Châu Đốc cũng là tôi, xin chào Lục Cô Cô!”…

Hết “Lục Nương”, giờ lại đến “Lục Cô Cô”, gì kỳ vậy không biết nữa! Tôi nói: “Con xin chào Mẹ!”. Nguyên Nhung cười khì một cái, bảo: “Nguyên Nhung là nữ cô!”. Tôi lại nói: “Người đời gọi Nguyên Nhung là Mẹ, tôi cũng là xác trần, xin cho phép tôi gọi Người như người trần thì hơn!”.

Chúa sứ Nguyên Nhung nói: “Người làm khó tôi, tôi không thể tiếp chuyện cùng Người, tôi đi đây. Xin chào!”. Lại cung tay vái một vái rồi biến mất…

 

* Lê Sơn Thánh Mẫu:

Tôi không nhớ Mẹ Lê Sơn về với tôi lần đầu như thế nào, chỉ nhớ hình tướng Mẹ như đàn ông: mũi dài, môi thâm, miệng lúc nào cũng bỏm bẻm nhai trầu… Người về với tôi hay mặc bộ đồ gấm màu trắng kem, cổ dantone, tay lỡ rộng! Tính người nóng nảy bộc trực, ăn nói bỗ bã bình dân, không kiểu cách, quyền uy, chẳng cần “thủ lễ thủ bộ” gì cả! Người giống như một bà Mẹ miền quê chơn chất nghĩ sao nói vậy, thực thà như đếm…

Nhớ lần đầu gặp Mẹ, tôi đã “phỏng vấn”: “xin Mẹ giải thích cho con biết: tại sao những xác Đồng múa bóng, múa rỗi thường đa số đều “ái Nam ái Nữ?”. Mẹ cười nói: “Không biết nữa! Chắc tại giống ta nên ta chọn!”. Mẹ giải thích thêm: người Nam thì có sức nhưng thiếu độ mềm dẻo, người Nữ lại sức không bền! Múa rối cần người có sức lực lại phải mềm dẻo trong cử điệu.

Tôi vẫn còn nhớ có lần Mẹ Lê Sơn rầy dạy tôi một cách chân tình như sau: “Bây nhịn Mẹ một chút không được sao (ý nói Mẹ Diêu Trì), cứ cãi lại hoài. Bà nói thì cứ im nghe đi, từ từ rồi tính! Ta nói cho mà biết nè: từ cõi dưới tới cõi trên chẳng ai là không thích “nịnh” hết! Ngọt ngào một chút với Bà cho Bà vui. Bây được chứ không mất mát gì đâu mà lo!”.

Mẹ Lê Sơn nghe nói thì “dễ chịu” vậy đó, nhưng chớ có lầm! Mẹ “hét ra lửa” chứ chẳng chơi - Làm cho Mẹ giận đi rồi biết… Mẹ là người chủ lễ, từ lúc Mẹ về, tôi được Mẹ dạy dần dần các lễ tiết trong nghi thức thờ cúng, sao cho đơn giản nhẹ nhàng, ít tốn kém và đạt kết quả…

Bề Trên vốn không chú trọng về hình thức mâm cao cỗ đầy, chỉ cốt thanh sạch và trang nghiêm là được!

Tôi viết lại đây tặng các bạn cách cúng để thượng Trang thờ hoặc ngày Lễ, Vía… Các bạn có thể sử dụng cho mình, và tôi chịu trách nhiệm về sự ứng nghiệm! Chỉ cần các bạn thực hiện đủ các bước mà tôi đề ra - Còn một vấn đề quan trọng không kém lễ tiết là phương hướng, nơi đặt bàn thờ, bài vị... xin chuyển sang đề mục liên tiếp, để cho bạn đọc tiện bề tra cứu!

Trước
38. Nghiệp thế trả vay (06)
Kế tiếp
40. Lễ tiết