VỊ LAI PHÁP

{{app.isOpen() && app.isMobile() ? 'close':'menu'}}
search
share

{{group.groupName}}

  • {{item.name}}

Bệnh thuỷ đậu và cách điều trị bằng năng lượng

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi... Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

 

1. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU:

Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày.

Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

 

2. BIẾN CHỨNG:

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị.

Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, chậm phát triển, động kinh v.v…

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này.

 

3. TRIỆU CHỨNG BỆNH:

Ngứa - kèm theo nổi những nốt đỏ nhỏ như đầu đinh ghim, khi vỡ gây lở loét. Ban đầu xuất hiện ở thân người, sau đó ở mặt, tay và chân.

Nguyên nhân: bị bệnh do tiếp xúc lây nhiễm với người khác. Sau tiếp xúc 2 hoặc 3 tuần các triệu chứng sẽ xuất hiện.

 

 4. CÁCH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BẰNG NĂNG LƯỢNG

- Dùng năng lượng: khoanh vùng, gia cố chỗ bệnh, vùng bị lên mụn.

- Dùng bàn tay năng lượng: cho năng lượng lướt bên ngoài da, làm tiêu những mụn chưa vỡ miệng. Triệt tiêu vi khuẩn trên những mụn đã vỡ- làm khô mụn và làm khép miệng, chống nhiễm trùng, bội nhiễm...  Đối với những mụn chưa vỡ, dùng năng lượng làm xẹp mụn nước, tiêu nước, khô mụn.

- Đưa năng lượng vào phổi làm ấm phổi, triệt tiêu vi khuẩn trong phổi, ngăn ngừa biến chứng.

- Đưa năng lượng làm hạ sốt, cắt cơn đau rát tại các vùng bị phồng rộp.

- Dùng năng lượng làm cho bn ngủ được.

** Điều trị “tiến công” mỗi ngày 3 đến 4 lần - vì đây là loại bệnh có bội nhiễm nhanh, mạnh (chữa trực tiếp hoặc bằng điện thoại).

- Lau rửa mụn rộp bằng oxi già, hay nước muối sinh lý.

- Thường xuyên thay quần áo, tắm bằng nước ấm, không tắm nước lạnh (sẽ bị biến chứng) - giặt tẩy kỹ quần áo (giặt riêng) & phơi giữa trời nắng để diệt khuẩn.

- Tăng sức đề kháng bằng nước cam, chanh.

- Tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm có tính hàn, mát vì có thể gây biến chứng viêm phổi như các loại thủy hải sản: nghêu, sò, ốc, hến, rau sống, bún tươi, hột vịt lộn...vv... không ăn thức ăn lạnh.

Trước
Cách điều trị bệnh cảm lạnh bằng năng lượng
Kế tiếp
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ bằng năng lượng