Điều trị bệnh tim
ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM:
Ví dụ như: Trái tim của một người già, một người yếu tim, thiếu máu hoặc bị xơ vữa động mạch vành chẳng hạn- khi tim đập quá nhanh hoặc quá chậm… Một trái tim có vấn đề thì thường khó lưu thông máu huyết, nó đập yếu làm cho những cơ quan ở xa tim như hai bàn tay, hai bàn chân và não bộ, trung khu thần kinh bị tác động nặng nề nhất. Mười ngón tay, mười ngón chân hay dễ bị phù nề, tê lần mần, cứng khớp, khó cầm nắm, đi kèm với đau nhức lâm râm, tê cứng...vv...
Để điều trị bệnh chứng này chúng ta dùng kim Năng lượng châm mười đầu ngón tay. Các bạn cứ thử đi- sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của những cây Kim năng lượng mà chúng ta biến hóa ra bằng Năng lượng.
Ta cứ tưởng tượng rằng: ta cầm một cây kim may tay chẳng hạn- châm vào ngón tay cái, bàn tay đang sưng cứng phù nề, tê, khó hoạt động, khó cầm nắm- ta dùng kim năng lượng châm vào đầu ngón tay cái, ngón tay trỏ, lần lượt các ngón còn lại… Nặn ra một giọt máu (chúng ta phải nhìn thấy được bằng đôi mắt của tâm linh rằng: “đang nặn ra được một giọt máu”). Xong chúng ta dùng Năng lượng kéo từ đầu ngón tới cuối đầu móng tay, chuyển cho lưu thông máu huyết thần kinh, rồi tới ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp, ngón út… Từng ngón một - ta nặn cho ra một giọt máu, xong rồi ta sẽ làm lưu thông máu huyết từ ở trong cánh tay, bàn tay, từ ở khớp của cổ tay kéo- lưu thông máu huyết xuống năm ngón tay. Tương tự như vậy với bàn tay bên kia.
Người bị yếu tim, tim đập đến 100- 105 nhịp, hoặc tim đập yếu 60, 65 nhịp/ phút… thì làm cho máu chuyển lên não khó khăn. Sẽ hay bị chứng rối loạn tiền đình, bị choáng, chóng mặt và có hiện tượng thường xuyên là hai bàn tay, bàn chân bị tê. Sáng sớm thức dậy có thể bị sưng múp míp mười ngón tay. Nếu ta chịu khó dùng năng lượng châm từng ngón tay một chút- thì ngay lập tức rút xong là máu lưu thông liền tức thì- và chỉ cần chừng 10 phút sau sẽ thấy bàn tay hết sưng, hết phù- tuyệt lắm đó các bạn!
Nếu ta chỉ dùng Năng lượng kéo cho lưu thông máu huyết thần kinh thì nó không hết, hoặc chỉ giảm có 50%.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG RUỘT, ĐAU DẠ DÀY:
Các dạng thuộc về “cấp tính”- biến chứng tức thời như là bị trúng thực, đau bụng dữ dội, nôn ói... Khi bị đau bụng quằn quại là có hiện tương co thắt dạ dày, đường ruột, là ta bị trúng thực cấp tính vì ăn phải một loại thức ăn độc, hoặc thức ăn dị ứng với cơ thể- Ta điều trị bệnh này như sau:
- Cho năng lượng vào trong cổ họng đi xuống bao tử, triệt tiêu chất độc vừa ăn. Chúng ta hỏi bệnh nhân. Ví dụ: Hỏi “Anh (hay chị) vừa ăn cái thức ăn gì trong buổi trưa nay- và ăn bao lâu thì đau ?”. Ví dụ người bệnh nói: “Vừa ăn xong nửa tiếng sau là phát lên đau bụng”- thì chắc chắn cái đau đó là do trúng thực! Ta hỏi Bn: “Ăn cái gì?”. Ví dụ nói: “Tôi ăn rau muống xào”, “Tôi ăn gỏi”… Thì ta dùng Năng lượng triệt tiêu chất độc từ trong thức ăn vừa ăn.
- “Triệt tổng quát” thêm nữa là chúng ta “triệt tất cả những chất độc” ở trong đường ruột từ ở trên bao tử, trên cổ họng đi xuống bao tử (dạ dày), từ cổ họng rồi đi xuống thực quản, dạ dày- đi xuống ruột non, ruột già, đại tràng... Khi hóa giải chất độc nếu Bn bị trúng thực, ta không vội vàng “cầm cơn” ngay tức thì, mà trục cho chất độc đi xuống đường ruột, đẩy hết ra ngoài theo phân… Báo với Bn là: sẽ còn đi tiêu chảy thêm vài lần nữa- để cho trục hết chất độc ra ngoài!
- Cho năng lượng theo đường ruột đẩy chất độc đi xuống, đi xuống- qua dạ dày, ruột non, ruột già, đại tràng, đẩy ra ngoài đại tràng… Chúng ta phải trụ thần nhìn thấy được, tưởng tượng được rằng các chất độc theo phân đẩy ra ngoài. Ta tống hết ra ngoài, giống như ta “xúc ruột” vậy.
- Xong rồi chúng ta triệt tiêu vi khuẩn, chặn không cho dịch vị nó trồi lên (cái hơi của chất độc) làm cho mình nôn ói.
- Làm dịu kích ứng cổ họng: Ta tạo ra một màn chắn bằng năng lượng- không cho thức ăn trào ngược lên trên, đẩy nó xuống- để chúng ta chuyển ra theo đường hậu môn (đại tràng, trực tràng, hậu môn- đi ra ngoài).
- Cho năng lượng đi vào trong mạch máu triệt tiêu chất độc trong toàn bộ mạch máu từ trên đỉnh đầu xuống- triệt tiêu tất cả chất độc.
- Cho năng lượng nóng, nhiệt năng làm ấm lại bao tử (bởi vì khi dạ dày bị trúng thực thì dễ bị hàn, dễ kéo dài tình trạng nhiễm độc vì hàn). Khi làm ấm nóng toàn bộ: cổ họng, bao tử, ruột non, ruột già, đại tràng… tất cả được ấm nóng lên thì những bệnh thuộc về cấp tính chúng ta chữa sẽ thấy tác dụng nhanh hơn là những bệnh mãn tính.
Một bệnh mãn tính thì ta điều trị phải lâu, còn lại những bệnh khởi phát đột ngột như: bệnh nhức đầu, bệnh cảm cúm, bệnh trúng thực, no hơi sình bụng… thì ta điều trị rất nhanh.
Với những bệnh nặng- nửa tiếng đồng hồ chúng ta chuyển Năng lượng một lần. Năng lượng ở đây sẽ không có tác dụng phụ- nó đi vào và trụ lại hoặc tác động theo ý ta muốn. Nếu chúng ta điều trị chưa đúng cách thì nó lan man rồi tự triệt tiêu- chứ không có hại cho bất cứ cơ quan nào trong cơ thể. Nếu bệnh quá nặng thì khoảng 15-20 phút chúng ta dùng năng lượng tấn công thêm lần nữa, chừng nào bệnh lui thì thôi- không sợ dư năng lượng, thừa năng lượng, không sợ phản tác dụng!
*ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TIÊU HÓA:
Triệu chứng là đau bụng lâm râm lâm râm, sình bụng, chướng bụng, no hơi, ăn rồi thức ăn nằm ở cổ họng không chịu trôi xuống, không tiêu, đi cầu phân có thức ăn sống, thức ăn tiêu không hết, xay không nhuyễn- có ợ chua hoặc không ợ chua, có nóng rát bao tử hoặc không...
Nếu có hiện tượng nóng rẫy từng luồng ở trong bao tử- thì có thể là bệnh nhân đã bị loét dạ dày (loét dạ dày có vết thương khu trú đang viêm nhiễm). Còn nếu bệnh nhân không có hiện tượng ợ nóng ợ chua, lình bình ngay cần cổ- thì do rối loạn tiêu hóa (các bệnh rối loạn tiêu hóa có nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: Ăn uống không điều độ, ăn nhiều loại thức ăn không phù hợp với cơ thể, hiện tượng “No dồn, đói góp”)...
Hằng ngày- đến đúng một giờ quy định (theo thói quen của từng cá nhân)- bao tử sẽ tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Nếu ta chưa kịp ăn, dạ dày không có thức ăn để tiêu hóa- thì các axit tiết ra sẽ bào mòn bao tử, từ đó dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Và đồng thời nó tạo nên cái chứng là khi ăn vô nữa thì thức ăn nằm trên cổ họng không chịu xuống. Không tiêu, sình bụng là bởi vì chướng khí và axit nó tiết ra nhiều làm cho sình bụng, no hơi...
Điều trị bằng cách: khuyên bệnh nhân cố gắng ăn uống có điều độ hoặc là đúng giờ quy định- khi ta nghe cơ thể lên cơn đói bụng, nghe xót xa đòi ăn, muốn ăn thì nên ăn 1 thỏi socola (đây là thức ăn bổ sung năng lượng cao nhất trong vòng 10-15 phút), có thể dùng kẹo ngọt, nhưng nhớ đừng dùng thứ có vị chua, cũng tuyệt đối đừng ăn trái cây- vì sẽ sản sinh thêm chất chua (axit) cho dạ dày.
- Cách điều trị bệnh như sau:
- Khoanh vùng bao tử.
- Cắt cơn đau. Điều hòa lượng axit tiết ra trong dạ dày.
- Rút cái đau khu trú ở dạ dày.
- Làm ấm nóng dạ dày.
- Làm lưu thông máu huyết, thần kinh.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN:
Khi thức ăn trào ngược lên trên cổ họng- người ta ợ chua, có khi ợ ra nghe toàn mùi thức ăn- đó là chứng “Trào ngược dạ dày”. Cách điều trị như sau:
- Khoanh vùng bao tử.
- Dùng màng ngăn năng lượng đẩy nó xuống, đồng thời ta phải làm cho dịu môi trường axit của dạ dày.
- Làm ấm nóng bao tử.
- Lưu thông máu huyết, thần kinh- từ trên cổ họng, cuống họng xuống dạ dày.
Những người hay ợ chua, hay lên cơn sình bụng nhiều là thừa axit- thì nên bổ sung thêm các chất ngọt như chè, kẹo ngọt hoặc sôcôla chẳng hạn, để trung hòa axit trong dạ dày.
ĐIỀU TRỊ CHỨNG VIÊM HANG VỊ, VIÊM CÁC THỂ HANG CỦA DẠ DÀY:
Viêm các thể hang là một trong các chứng viêm ruột và dạ dày khó chữa nhất. Tuy nhiên- ta có thể chữa bằng năng lượng và chữa nhanh hơn, dễ hơn dùng thuốc Tây y, Đông y.
Cách điều trị như sau:
- Dùng Năng lượng khu trú nó lại (khoanh tròn vùng dạ dày, hoặc hang vị).
- Kháng viêm, triệt tiêu vi khuẩn trong hang vị.
- Rút viêm- chuyển cái viêm thành năng lượng, thành khói đẩy ra ngoài theo da.
- Xoa dịu, làm bình ổn môi trường.
- Làm ấm hang vị lên.
- Làm lưu thông máu huyết, thần kinh của dạ dày, hang vị.
- Chúng ta cứ rút đau, triệt tiêu vi khuẩn- Rút đau, xoa dịu môi trường, làm ấm môi trường… dần dần bệnh sẽ tự hết.
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG RUỘT:
Viêm đường ruột khó chữa hơn viêm dạ dày. Viêm đường ruột là do vi khuẩn khu trú ở trong đường ruột. Nó thường bám trong các nếp gấp của ruột non, ruột già. Đây là một bệnh chứng mà Tây y- khi khám bệnh dễ bị nhầm lẫn với viêm dạ dày, tá tràng. Viêm ruột có triệu chứng là đau lâm râm, lâm râm- chướng bụng, rất là khó chịu. Đi cầu thì khi phân lỏng, khi phân sệt, khi phân sống…
Cách điều trị: (Sau khi trị bệnh cần uống bổ sung men tiêu hóa cho đường ruột)
- Khoanh vùng, khu trú vùng ruột.
- Triệt tiêu vi khuẩn trong đường ruột.
- Rút viêm.
- Kháng viêm.
- Làm ấm đường ruột.
- Lưu thông máu huyết, thần kinh.
Vị Lai Pháp
Ngày: 19-12-2022
